Từ vựng tiếng Anh có tầm quan trọng như thế nào?

tầm quan trọng của từ vựng tiếng anh

 Học từ vựng tiếng Anh quan trọng như thế nào? 

Một cách súc tích nhất về vai trò của từ vựng đó là nếu bạn không có vốn từ của mình, bạn chắc chắn không dùng được tiếng Anh. Hay nói cách khác, trình độ tiếng Anh của bạn = 0. Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo qua những thông tin phân tích ngay dưới đây nhé.

Học từ vựng là “xương sống” trong giao tiếp tiếng Anh

+ Từ vựng được ví như nguyên liệu để tạo ra hoạt động giao tiếp tiếng Anh của chúng ta. Và chỉ khi bạn có vốn từ phong phú, bạn hiểu sâu sắc được từ vựng thì mới có thể trôi chảy trong văn nói của mình.

+ Với các kỹ năng nói và viết, người nghe cũng như người đọc sẽ chú ý vào phần nội dung mà bạn muốn truyền đạt thay vì ngữ pháp. Dù rằng bạn nắm rất vững Grammar, nhưng bạn không có nhiều từ vựng bạn sẽ không thể viết ra ý mình muốn nói một cách chính xác. Ngược lại, nếu bạn đọc hay nghe, do hạn chế về từ bạn sẽ hiểu được ý nghĩa mà người nói, người viết muốn truyền đạt.

Không có ngữ pháp, thông tin sẽ được truyền đạt rất ít. Còn nếu không có từ vựng, bạn sẽ chẳng thể truyền đạt một chút thông tin nào. Điều đó được xem như là chân lý và cũng là kết luận chính xác nhất về tầm quan trọng của từ vựng.

Phát triển được các kỹ năng khác của bản thân nhờ vốn từ vựng phong phú

Không quá khi cho rằng giao tiếp chính là nhân tố phải chịu ảnh hưởng và cũng ảnh hưởng ngược lại đến tất cả các hoạt động hàng ngày của chúng ta. Và tất nhiên, giao tiếp tiếng Anh cũng vậy. Nếu bạn có được vốn từ dồi dào phong phú, nó sẽ hỗ trợ bạn phát triển, hoàn thiện các kỹ năng khác một cách hiệu quả hơn.

+ Bạn có nhiều từ vựng, bạn có thể hiểu được nội dung truyền đạt dễ dàng hơn ngay cả khi ngữ pháp của bạn không quá vững. Và khi hiểu đúng, hiểu nhanh bạn có thể phản xạ trả lời lại. Quá trình nghe hiểu và nói nhờ đó sẽ ngày càng thành thạo, trôi chảy.

+ Đọc thông, viết thạo sẽ giúp kỹ năng đọc hiểu tiến bộ tích cực hơn. Nhất là khi không còn phải băn khoăn liệu mình viết đúng chính tả chưa? Hay mình dùng từ có đúng với ngữ cảnh không? Ý nghĩa của từ đã trọn vẹn chưa? Dần dần, nhờ đó việc sử dụng sẽ thành phản xạ tự nhiên hơn.

Với những thông tin này, hẳn là chúng ta đã biết tại sao không được chủ quan khi tìm cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả rồi đúng không? Rất đơn giản, bởi việc học không chỉ giúp bạn giao tiếp tốt mà đồng thời tất cả các kỹ năng khác của tiếng Anh cũng sẽ được cải thiện rất nhiều.

Lý do khiến cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả không cao

Mặc dù nhiều người biết việc học từ vựng là vô cùng quan trọng và học rất chăm chỉ nhưng kết quả thu về lại không cao. Điều này làm chúng ta thấy chán nản trong quá trình chinh phục tiếng Anh. Để khắc phục và tìm ra cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả nhất, chắc chắn chúng ta phải bắt đúng bệnh. Vậy thực tế nguyên nhân tại sao mà nhiều người không thể học được? 

1 / Não cá vàng nhưng lại dùng trí nhớ để học từ

nhớ từ vựngVì sao học từ vựng tiếng Anh mãi không vào?

Không phải ai cũng may mắn sở hữu trí nhớ tốt nên việc ghi nhớ kém là điều khó tránh khỏi. Bởi vậy nếu bạn chẳng may rơi vào hoàn cảnh này mà còn cố gắng nhồi nhét vào đầu thì đúng là hiệu quả không cao. Thực tế thì việc tích lũy vốn từ không quyết định hoàn toàn bởi trí nhớ. Vì thế bạn đừng nên cố gắng nhồi nhét một cách máy móc vào đầu mình. Điều này mang đến nhiều hệ quả không tốt chút nào như:

+ Chỉ ghi nhớ trong thời gian nắn, không thể áp dụng cho giao tiếp lâu dài

+ Dễ bị nhầm lẫn vì hiểu không sâu không vững về từ, nhất là khi tiếng Anh có rất nhiều từ đồng âm.

+ Phá vỡ niềm vui học tiếng Anh bởi liên tục trong tình trạng cưỡng chế nhồi nhét 

2 / Học từ lẻ, rời rạc không đặt trong ngữ cảnh

Việc học từ lẻ tẻ chỉ cho bạn biết một vài tầng nghĩa cơ bản của nó. Nhưng bạn có biết nghĩa của từ sẽ thay đổi và phong phú hơn rất nhiều khi đặt trong các ngữ cảnh khác nhau.

Ví dụ như từ Blue – màu xanh. Nghĩa này có lẽ ai cũng biết, song nếu cũng từ đó nhưng đặt trong các cụm khác nhau, liệu bạn có hiểu?

Out of the blue = suddenly

Feeling blue = feeling sad

Rất bất ngờ đúng không? Chính vì thế, để hiểu đúng hiểu sâu về từ, tuyệt đối không thể chỉ học từ đơn lẻ. Thay vào đó phải đặt vào cụm, vào câu, vào từng ngữ cảnh để biết hết các tầng nghĩa mà nó có thể dùng nhé.

3 / Học không có chủ đề

Nếu tính vốn từ vựng một cách đơn lẻ, hẳn là một con số khổng lồ mà bạn cần học. Tuy nhiên nếu học theo chủ đề, bạn có thể chỉ cần khoảng 20 chủ đề chính để giao tiếp được tiếng Anh. Nghe có vẻ đơn giản và hứng thú hơn hẳn đúng không nào?

4 / Học những thứ không cần thiết

Học nhiều không có gì không tốt nhưng nếu bạn mải miết học một cách không chừng mực, không mục tiêu thì thật là đáng ngại đó. Thay vì học một cách chọn lọc những từ vựng đi cùng chủ đề thiết thực với mình thì nhiều bạn lại cứ chăm chăm học từ mới hoặc từ khó hàng ngày.

Việc học quá nhiều từ mới sẽ khiến bạn loãng kiến thức vì phải ghi nhớ quá nhiều nhưng lại không có cái nào là ghi nhớ sâu sắc mà chỉ qua loa, hời hợt. Vì thế một thời gian ngắn sau đó bạn sẽ lại quên thôi.

Bên cạnh việc học nhiều từ quá thì việc chọn từ khó để học cũng “thật khó nói”. Trong thực tế nếu bạn muốn giao tiếp tiếng Anh hàng ngày thành thạo, bạn chỉ cần các từ vựng thông dụng là được. Còn việc bạn học từ khó thật sự không quá cần thiết mà ngược lại còn tốn thời gian.

5 / Không chịu khó tra từ điển

không chịu khó tra từ điển

 

Từ điển là kho tàng kiến thức đầy đủ, chi tiết và chính xác nhất. Nó sẽ cung cấp cho bạn từ vựng với nhiều ý nghĩa một cách sâu sắc. Song thực tế thì không ít người lại vô cùng lười tra cứu. Nếu vậy thì học tiếng Anh giỏi làm sao nổi? Lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng từ điển tiếng anh online để học dễ dàng và hiệu quả hơn.

6 / Không tạo thói quen học mỗi ngày

Để có được thành công chắc chắn không thể thiếu quá trình nỗ lực và kiên trì đều đặn. Chính bởi thế, việc học tiếng Anh tùy hứng không theo một quy luật thói quen nào cũng không thể mang đến hiệu quả tốt.

8 cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả và giúp bạn nhớ lâu nhất

Cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả.

Để việc thiếu thốn vốn từ không còn là vấn đề, bạn có thể cân nhắc tham khảo theo một số cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả được đánh giá cao hiện nay. Cụ thể như:

Đặt mục tiêu khi học

đặt mục tiêu học tiếng anh

Học phải có hứng thú, tất nhiên rồi. Nhưng điều đó không có nghĩa là học ngẫu hứng, không kế hoạch. Bạn có thể không cần ép bản thân phải nhồi nhét từ mới nhưng nếu không đặt mục tiêu khi học thì bạn lại càng sai. Tốt nhất, nên chọn mục tiêu vừa đủ lớn vừa đủ không mang đến áp lực nặng nề để vẫn giữ được hứng thú khi học.

Ví dụ, bạn có thể đặt ra mỗi ngày học thêm 5 từ mới, sau 1 tháng số từ bạn tích lũy đã lên 150 từ. Tùy vào khả năng của bản thân bạn có thể đặt ra mục tiêu phù hợp. Và theo thời gian, mục tiêu có thể điều chỉnh tăng dần để nâng cao hiệu quả học.

Trong thực tế có không ít bạn đặt ra mục tiêu học 50 từ mỗi ngày. Sau một tháng, các bạn đã thành công có 1500 từ. Rất đáng ngưỡng mộ đúng không? Tuy rằng mục tiêu này khá lớn nhưng nếu bạn có một lộ trình và phương pháp khoa học thì không phải là bạn không thể đạt được đâu nhé.

Học từ từ theo trình độ và phát triển dần lên

Không nên ép bản thân học ở trình độ cao. Bạn nên biết mình đang ở level nào để chọn chương trình học phù hợp. Theo đó, bạn sẽ đặt ra list những từ cần học theo trình độ đó. Tuyệt đối đừng gom tất cả các từ vào bởi bạn sẽ không thể nhớ hết được.

Thông thường, nếu bạn chỉ mới bắt đầu học, bạn nên học các nhóm A1 – A2 để cảm nhận và định hướng phương pháp ghi nhớ phù hợp. Dần dần, khi đã quen rồi bạn có thể nâng mức học lên để phù hợp với khả năng nhé. Trong quá trình học cần ghi nhớ đừng ép bản thân học thuộc lòng, học vẹt. Mà thay vào đó phải tập để chúng trở nên quen thuộc. Đó mới là cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả mà bạn cần ghi nhớ.

Thường xuyên đọc sách báo và xem video tiếng Anh

Đọc sách báo và xem video tiếng Anh thường xuyên được xem là phương pháp học hiệu quả lại không áp lực. Song bạn cũng cần chú ý cách học từ 2 kênh này chứ nếu không thì kết quả cũng chẳng đáng bao nhiêu.

+ Đừng vội nghe theo lời khuyên: đọc bất cứ sách gì, xem bất cứ thể loại nào mà bạn thích. Tin tôi đi, bạn sẽ thấy đó là sai lầm trừ phi trình độ tiếng Anh của bạn đã đủ tốt.

+ Bắt đầu với những chủ đề đơn giản, quen thuộc thay vì thông tin đồ sộ, chuyên ngành.

+ Không nên kè kè từ điển để tra mỗi khi gặp từ mới. Việc tra cứu liên tục sẽ làm gián đoạn  tư duy, khiến khả năng tiếp nhận thông tin hạn chế hơn. Bạn có thể đánh dấu từ chưa hiểu, hoặc dựa vào những từ liên quan trong câu, trong ngữ cảnh để đoán ý. Sau khi xem xong bạn có thể tra một lượt là tốt nhất.

Học các dạng thức khác nhau của từ

học các dạng từ khác nhau

Thay vì chỉ ghi nhớ duy nhất một tầng nghĩa hay một cách dùng cơ bản của từ, bạn nên học nhiều dạng thức của từ. Học một biết nhiều, đó chính là hiệu quả thu được của phương pháp này.

Bạn có thể kẻ bảng chia thành 4 – 6 cột nhỏ, mỗi cột sẽ định danh là noun, verb, adj, adv và synonyms, antonyms nếu bạn thấy cần. Với mỗi từ học, bạn ghi đầy đủ từng dạng thức vào từng cột tương ứng. Như vậy chỉ 1 từ bạn đã có thể biết thêm được nhiều từ nữa với ý nghĩa tương đồng đấy.

Sử dụng bản đồ tư duy khi học

sử dụng sơ đồ tư duy

 Học từ vựng qua mindmap 

Dành cho bạn nào thích vẽ vời thì vô cùng hợp luôn nhé. Bạn có thể vận dụng bản đồ tư duy hay mind map để làm phương tiện học từ vựng tiếng Anh thêm thú vị, hiệu quả. Cách làm khá đơn giản, bạn có thể tham khảo ở đây:

+ Đặt một chủ đề làm trung tâm, bạn nên làm nó nổi bật hơn bằng cách viết chữ to nhất hoặc dùng màu ấn tượng.

+ Vẽ các nhánh chủ đề phụ nằm trong chủ đề lớn: viết in hoa, bôi đậm để phân biệt với chủ đề lớn.

+ Chia cách nhánh nhỏ hơn từ chủ đề phụ: viết thường, size nhỏ

Với cách học này, bạn không chỉ tăng khả năng ghi nhớ từ đồng nghĩa hay học cụm từ dễ dàng. Thêm vào đó việc học từ vựng cũng nhanh, tiến độ mở rộng cũng tốt. Các mối liên hệ được thiết lập giúp bạn có lối tư duy thêm logic, nhờ đó việc ôn lại cũng thuận lợi hơn. Đặc biệt nó còn giúp bạn xả stress cực hiệu quả nữa nhé.

Tuy nhiên, khi vận dụng cách học này, bạn nên ghi nhớ:

+ Tránh chia quá nhiều nhánh cùng lúc nhé. Việc ôm đồm quá nhiều kiến thức sẽ khiến bạn khó ghi nhớ ngay được. Tốt nhất là bắt đầu với 2 – 3 nhánh, sau đó mỗi ngày sẽ mở rộng và bổ sung dần.

+ Không cần bôi quá nhiều màu sẽ khiến bản đồ rối mắt.

+ Chỉ nên sử dụng từ khóa hoặc cụm từ thay vì dùng cả câu dài dòng.

+ Nếu lười vẽ, bạn có thể dùng exel hoặc phần mềm để xây dựng mind map của mình.